Thiết kế phòng của một ngôi nhà là rất quan trọng. Bất kể là do bạn thích tự mình làm mọi việc hay là do túi tiền của bạn không đủ khả năng để “chào mời” về một nhà thiết kế chuyên nghiệp đi chăng nữa, thì việc bắt đầu mọi thứ từ con số 0 rất dễ khiến bạn cảm thấy nặng nề và áp lực.
Đừng quên một điều rằng, thiết kế nội thất thiên về tính nghệ thuật hơn là khoa học, và chẳng có bất cứ một quy tắc cứng nhắc nào được gán cho chúng cả. Nhưng nếu bạn có niềm tin với bản thân hơn bất cứ ai và vẫn kiên quyết giữ vững lập trường “lao động là vinh quang”, thì bài viết này là dành cho bạn. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chỉ ra 12 bước cơ bản để bạn có thể bắt tay vào thiết kế căn phòng của riêng mình như một chuyên gia.
:max_bytes(150000):strip_icc():format(webp)/PAinteriors-7-cafe9c2bd6be4823b9345e591e4f367f.jpg)
Danh mục nội dung
1. Hãy chú tâm vào cảm giác.
Thay vì tự hỏi bản thân mình mong muốn không gian phòng như thế nào, hãy tự hỏi rằng bạn muốn nó có cảm giác như thế nào. Câu trả lời này cũng sẽ là đáp án cho những câu hỏi khác như màu sắc của căn phòng, kết cấu, nội thất, phong cách bài trí phù hợp. Việc tập trung vào tâm trạng thay vì một phong cách thiết kế nhất định sẽ giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn và làm giảm xu hướng “cả thèm chóng chán”.

2. Thiết kế phòng bắt đầu bằng một nguồn cảm hứng
Hãy thường xuyên theo dõi các kênh truyền thông xã hội, tạp chí thiết kế nội thất để tìm được nguồn cảm hứng. Hãy nghĩ về một nơi mà bạn muốn đến sau cả ngày dài mỏi mệt, và đặt ra những câu hỏi tại sao để tìm ra lý do thuyết phục. Nó có thể sẽ ngốn của bạn một khoảng thời gian khá dài, nhưng tất cả đều là xứng đáng. Nếu bạn sống một mình, đây hẳn sẽ là một cơ hội tốt để bạn có thể hiểu rõ bản thân hơn. Nếu bạn sống cùng gia đình hay bạn bè, chắc chắn bạn sẽ có những cuộc thảo luận đầy sôi nổi và thú vị.
3. Tính thực tế
Hãy thiết kế không gian theo cách mà bạn đang sống. Đừng cố gắng thực hiện những bản vẽ trong mơ xa rời với thực tế. Nếu lũ trẻ trong nhà bạn hơi hiếu động, hoặc đám thú cưng quá mức nghịch ngợm, hãy chọn các loại nội thất chịu lực tốt.
Nếu bạn cần không gian yên tĩnh tuyệt đối cho phòng làm việc của mình, hãy sử dụng cửa có khả năng cách âm cao như cửa nhựa composite thay vì các loại cửa thông thường. Và trước khi bạn có kế hoạch dạo chơi trong khu mua sắm, hãy đưa ra một ngân sách thực tế và sự ưu tiên đối với những món đồ nhất định.

4. Dọn dẹp
Nếu bạn đang trang trí lại căn phòng, hãy bắt đầu bằng cách dọn dẹp. Bỏ bớt những món đồ mà bạn không sử dụng, không cần hoặc không thích. Còn nếu bạn đang thiết kế một căn phòng trống từ đầu, hãy suy nghĩ cẩn trọng trước khi quyết định đặt bất cứ thứ gì vào. Chúng ta đều biết rằng mỗi một không gian đều nên có chỗ cho vật dụng cá nhân và những thứ quan trọng, thiết yếu. Và sự thành công của thiết kế nội thất là nắm bắt những thứ thiết yếu và bắt đầu xây dựng từ đó.
5. Tạo bản phác
Hiện nay, có rất nhiều công cụ thiết kế phòng trực tuyến (cả bản miễn phí và trả phí) giúp bạn dễ dàng tạo ra những bản phác chi tiết. Nhưng đôi khi, việc lập kế hoạch cho không gian không nhất thiết phải quá kỹ thuật và cầu kỳ như thế.
Bạn hoàn toàn có thể thực hiện bản phác trên giấy, hoặc thậm chí sử dụng một cuốn băng keo để đánh dấu trực tiếp lên các góc tường. Trước khi bạn mua một món đồ nội thất, hãy đo và ước lượng vị trí trống mà bạn chuẩn bị cho nó. Đo hai lần. Để chắc chắn rằng bạn sẽ không bật khóc nếu thấy chiếc sofa mà bạn đặt mua quá lớn hoặc nhỏ so với phòng khách trong nhà.
6. Quyết định bảng màu
Bất kể bạn muốn căn phòng của mình trông dịu mắt với gam màu trung tính hay sống động với gam màu rực rỡ, thì việc đưa ra một quyết định sớm sẽ giúp bạn có một cái nhìn tổng thể hơn. Một căn phòng với gam màu lạnh có thể phù hợp với những phụ kiện làm sáng bắt mắt, dễ dàng thay đổi. Trong khi đó một căn phòng với sắc trắng tinh khôi sẽ cực kỳ linh hoạt và dễ phối với những món đồ nội thất mang thiết kế cổ điển hoặc hiện đại.

7. Bắt đầu bằng sự kết thúc.
Nếu bạn đang hướng đến việc làm mới không gian thay vì cải tạo hoàn toàn, hãy nghĩ về cách bạn có thể tận dụng sàn nhà, màu tường và thiết bị hiện có của phòng để làm đẹp và cá nhân hóa không gian mà không cần phải cải tạo toàn bộ. Còn nếu như bạn đang bắt đầu với một căn phòng trống, hãy thay lại sàn nhà, sơn tường và lắp đặt tủ trước khi mang đồ nội thất và phụ kiện vào.
8. Chọn những món đồ nổi bật
Khi thiết kế phòng khách, hãy tập trung vào những món đồ nổi bật của bạn, thường là ghế sofa, trước khi quan tâm đến những chiếc gối ôm. Việc mua những món đồ lớn nhất sẽ giúp bạn đảm bảo rằng bạn không hề lãng phí cho một sản phẩm được sử dụng ở tần suất cao. Bên cạnh đó, bạn cũng sẽ có một cảm nhận thực tế hơn về ngân sách của mình, đồng thời hình dung ra được những khoảng không gian trống còn lại cho các món đồ nội thất bổ sung.
9. Chọn nội thất phụ
Sau khi đã chọn được một chiếc ghế sofa hoàn hảo, hãy bắt đầu cân nhắc kỹ lưỡng về chiếc bàn với kích thước và kiểu dáng phù hợp. Nếu bạn quyết định đặt chiếc bàn bằng gỗ mộc mạc theo kiểu trang trại trong phòng ăn, bộ ghế kim loại với thiết kế hiện đại sẽ tạo nên mức độ tương phản tuyệt vời. Đừng quên sắm thêm một chiếc kệ nhỏ cạnh giường ngủ, bạn sẽ khá bất ngờ về những tiện nghi mà chúng mang lại đấy.

10. Chọn thảm, rèm cửa và đồ vải
Bây giờ, khi bạn đã hình dung được toàn cảnh căn phòng một cách khái quát, bạn có thể tiếp tục chuyển sang bước chọn thảm, rèm cửa, chăn ga và những chiếc đệm trang trí khác. Những món đồ này sẽ làm tăng thêm màu sắc, hoa văn , kết cấu và sự thú vị cho căn phòng.
11. Ánh sáng
Một trong những yếu tố chính làm nên sự thành công đối với thiết kế của một căn phòng là ánh sáng. Hãy tối đa hóa ánh sáng tự nhiên cho ban ngày và đa dạng hóa ánh sáng nhân tạo cho buổi đêm. Từ đèn chiếu sáng chuyên dụng cho tới đèn bàn ấm áp, hay kể cả là đèn treo trang trí nhằm tăng thẩm mỹ. Hãy chắc chắn rằng đèn được thắp sáng ở cả bốn góc phòng để tránh tạo bóng và tạo cảm giác thoải mái hơn sau khi trời chiều đã ngả tối.
12. Phụ kiện
Giờ thì bạn đã hoàn thiện mọi yếu tố cần thiết. Hãy lùi lại một bước, quan sát một cách tổng thể và tự hỏi bản thân xem còn thiếu những điều gì. Bạn có thể chọn và treo một vài tác phẩm nghệ thuật, ảnh hoặc gương lên tường. Bài trí thêm trên kệ và bàn một vài quyển sách, nến thơm, đồ lưu niệm hoặc món đồ đã theo bạn từ ngày bạn còn là một đứa trẻ bé xíu. Tất cả sẽ tạo ra một điểm nhấn hút mắt, khiến căn phòng của bạn trở nên sống động và ấm áp hơn, tạo cảm giác thân quen và gần gũi.
Bài viết liên quan
Làm thế nào để có thể cắm hoa một cách chuyên nghiệp?
Nếu bạn luôn cảm thấy khó khăn trong việc cắm hoa một cách chuyên nghiệp, [...]
Th9
7 kiểu phòng bếp phong cách đồng quê Pháp sang trọng
Phong cách trang trí kiểu đồng quê Pháp thể hiện sự tôn kính vẻ đẹp [...]
Th9
8 món đồ trang trí mùa thu hiện đại vượt thời gian
Nếu bạn đang cân nhắc về việc trang hoàng lại căn phòng của mình theo [...]
Th9
Halloween: 6 vật phẩm mang lại không khí cho căn nhà của bạn
Dù còn phải đợi qua một mùa Trung thu nữa mới đến Halloween, nhưng sẽ [...]
Th9
5 xu hướng trang trí mùa thu mà các nhà thiết kế đang để tâm
Những ngày hè đã chính thức đến với chúng ta, và khi nhiệt độ bắt [...]
Th9
9 kiểu vòng hoa trang trí nhà theo concept mùa thu
Thay đổi cách trang trí theo mùa luôn là điều thú vị. Nhưng điều này [...]
Th9